Răng lung lay có thể do chấn thương răng hoặc do bệnh nha chu.
Chấn thương răng
Sau một va chạm mạnh, răng bị tác động lực có thể bị đau và lung lay kéo dài. Những trường hợp này bạn không nên tự theo dõi và điều trị tại nhà. Bạn cần đến bác sỹ để được thăm khám và điều trị.
Một số răng lung lay sau chấn thương có thể tự hồi phục và chắc lại. Tuy nhiên vẫn có nguy cơ chết tủy răng, âm thầm gây ra viêm chân răng và tạo nang.
Những trường hợp nặng hơn, răng lung lay không thể tự chắc lại mà cần can thiệp của bác sỹ để cố định nó với các răng bên cạnh, hỗ trợ quá trình lành thương.
Cũng có khi răng lung lay do không còn nguyên vẹn mà bị gãy sâu trong xương, mắt thường không thể nhìn thấy được. Lúc này cần quan sát trên phim X quang để đánh giá mức độ nứt, gãy, vỡ của răng và có hướng xử trí phù hợp.
Bệnh nha chu
Lung lay răng do bệnh nha chu thường diễn ra từ từ, nặng dần lên trong một khoảng thời gian dài. Trong thời gian tiến triển đó, có những đợt sưng đau cấp tính. Người bệnh sẽ thấy lợi tại răng đó sưng nề, đỏ, đau, răng lung lay tăng lên. Những triệu chứng này có thể sẽ đỡ, răng có cảm giác chắc lại sau khi người bệnh uống thuốc kháng sinh, nhưng bệnh vẫn tiếp tục tiến triển âm thầm và răng ngày càng lung lay hơn.
Bệnh nha chu càng được phát hiện và điều trị sớm thì khả năng hồi phục càng cao. Khi răng đã lung lay thì nhiều khả năng xương ổ răng của bạn đã bị tổn thương. Bác sỹ có thể chỉ định cho bạn điều trị bằng các phương pháp như: làm sạch bề mặt thân và chân răng, phẫu thuật nha chu, cố định răng lung lay, chữa tủy nếu cần.
Để phòng tránh bệnh nha chu, bạn hãy lấy cao răng định kỳ, thăm khám răng miệng 6 tháng/ lần và tự vệ sinh răng miệng đúng cách tại nhà.
Các bác sỹ tại nha khoa Odessa có nhiều kinh nghiệm trong điều trị răng lung lay do chấn thương, răng lung lay do viêm nha chu. Hãy liên hệ với chúng tôi để được thăm khám và tư vấn nhé.
Nha khoa Odessa hân hạnh được tiếp đón quý khách.
Chia sẻ: